Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

C

Biến cố \(B\) là biến cố đối của biến cố \(A\) nếu

\(A\cap B=\emptyset\)
\(A\cup B=\Omega\)
\(P(B)=1-P(A)\)
\(A\cap B=\emptyset\) và \(A\cup B=\Omega\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Gọi $A$ là biến cố của một phép thử. Phát biểu nào sau đây không đúng?

\(nA>n\Omega\)
\(A\subset\Omega\)
\(0\leq P(A)\leq1\)
\(P\left(\overline{A}\right)=1-P(A)\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho hai biến cố \(A\) và \(B\), tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

Nếu \(A\cup B=\Omega\) thì \(A\) và \(B\) đối nhau
Nếu \(A\) và \(B\) đối nhau thì \(P(A)+P(B)=1\)
Nếu \(P(A)+P(B)=1\) thì \(A\) và \(B\) đối nhau
Nếu \(A\) và \(B\) xung khắc thì \(A\) và \(B\) độc lập
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Hai biến cố \(A\) và \(B\) được gọi là độc lập nếu

\(A\cap B=\emptyset\)
\(A\cup B=\Omega\)
\(P(B)=1-P(A)\)
\(P(A\cap B)=P(A)\cdot P(B)\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Hai biến cố \(A\) và \(B\) xung khắc nhau nếu

\(A\cap B=\emptyset\)
\(A\cup B=\Omega\)
\(P(B)=1-P(A)\)
\(A\cap B=\emptyset\) và \(A\cup B=\Omega\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho \(A\) và \(B\) là hai biến cố đối nhau. Khẳng định nào sau đây sai?

\(A=\Omega\setminus B\)
\(A\setminus B=\varnothing\)
\(A\cup B=\Omega\)
\(A\cap B=\varnothing\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hai biến cố \(A\) và \(B\) thỏa mãn \(P(A)=\dfrac{1}{3}\), \(P(B)=\dfrac{1}{4}\) và \(P(A\cup B)=\dfrac{1}{2}\). Có thể kết luận gì về \(A\) và \(B\)?

Độc lập
Đối nhau
Xung khắc
Bằng nhau
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Nhà trường tổ chức kỳ thi học sinh giỏi đối với hai môn Văn và Toán. Lớp 11A4 có \(20\) bạn tham gia, trong đó có \(18\) bạn đăng ký thi môn Toán và \(5\) bạn thi môn Văn. Để khích lệ, cô chủ nhiệm quyết định tặng một phần quà cho một trong \(20\) bạn này bằng hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Hãy cho biết mối quan hệ giữa hai biến cố "Học sinh giỏi môn Toán được nhận quà" và "Học sinh giỏi môn Văn được nhận quà".

Độc lập
Đối nhau
Xung khắc
Không xung khắc
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Cặp biến cố nào sau đây là độc lập?

\(A=\{1;3;5\}\) và \(B=\{2;4;6\}\)
\(A=\{1;3;5\}\) và \(B=\{2;4\}\)
\(A=\{1;3;5\}\) và \(B=\{3;4\}\)
\(A=\{1;3;5\}\) và \(B=\{1;5\}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Cặp biến cố nào sau đây không đối nhau?

\(A=\{1\}\) và \(B=\{2;3;4;5;6\}\)
\(C=\{1;4;5\}\) và \(D=\{2;3;6\}\)
\(E=\{1;4;6\}\) và \(F=\{2;3\}\)
\(\Omega\) và \(\emptyset\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Hai người độc lập ném bóng vào rổ của mình. Gọi \(A\) là biến cố "Cả hai người đều ném không trúng vào rổ", \(B\) là biến cố "Có ít nhất một người ném trúng vào rổ". Khẳng định nào sau đây là đúng?

\(A\) và \(B\) là hai biến cố chắc chắn
\(A\) và \(B\) là hai biến cố không thể
\(A\) và \(B\) là hai biến cố đối nhau
\(A\) và \(B\) là hai biến cố xung khắc nhưng không đối nhau
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Xét một phép thử có không gian mẫu $\Omega$ và $A$ là một biến cố của phép thử đó. Phát biểu nào dưới đây là sai?

$\mathbb{P}(A)=0$ khi và chỉ khi $A$ là chắc chắn
Xác suất của biến cố $A$ là $\mathbb{P}(A)=\dfrac{n(A)}{n\left(\Omega\right)}$
$0\le\mathbb{P}(A)\leq1$
$\mathbb{P}(A)=1-\mathbb{P}\big(\overline{A}\big)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong một phép thử ngẫu nhiên, nếu hai biến cố \(A\) và \(B\) độc lập thì mệnh đề nào sau đây là đúng?

\(P\left(A\cap B\right)=P\left(A\right)\cdot P\left(B\right)\)
\(P\left(A\cap B\right)=P\left(A\right)+P\left(B\right)\)
\(P\left(A\cup B\right)=P\left(A\right)\cdot P\left(B\right)\)
\(P\left(A\cup B\right)=P\left(A\right)+P\left(B\right)\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho \(A\) là một biến cố liên quan đến phép thử \(T\). Mệnh đề nào sau đây là đúng?

\(P(A)<1\)
\(P(A)>0\)
\(P(A)=1-P\left(\overline{A}\right)\)
\(0< P(A)<1\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Gieo ngẫu nhiên một đồng xu cân đối và đồng chất ba lần. Số phần tử của không gian mẫu là

$6$
$4$
$8$
$9$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất. Gọi $A$ là biến cố: "Số chấm trên mặt xuất hiện của con súc sắc là số chẵn". Trong các biến cố sau, biến cố nào xung khắc với biến cố $A$?

Số chấm trên mặt xuất hiện của con súc sắc là $2$
Số chấm trên mặt xuất hiện của con súc sắc là $1$ hoặc $2$
Số chấm trên mặt xuất hiện của con súc sắc là $6$
Số chấm trên mặt xuất hiện của con súc sắc là $3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Một hộp đựng $15$ viên bi khác nhau gồm $7$ bi xanh, $5$ bi đỏ và $3$ bi vàng; lấy ngẫu nhiên một lần $3$ viên bi. Gọi $A$ là biến cố lấy được $3$ viên bi cùng màu. Số phần tử của biến cố $A$ là

$46$
$455$
$35$
$350$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Gieo một đồng xu (cân đối và đồng chất) 3 lần và quan sát sự xuất hiện của mặt sấp (S) và mặt ngửa (N).

  1. Xây dựng không gian mẫu
  2. Xác định các biến cố:
    A: "Lần gieo đầu xuất hiện mặt sấp"
    B: "Ba lần xuất hiện mặt như nhau"
    C: "Đúng 2 lần xuất hiện mặt sấp"
    D: "Ít nhất một lần xuất hiện mặt sấp"
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Không gian mẫu của phép thử "Gieo một đồng xu cân đối và đồng chất \(2\) lần" có bao nhiêu biến cố (tập con)?

\(4\)
\(8\)
\(12\)
\(16\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc cân đối và đồng chất. Xét biến cố \(A\colon\)"Kết quả gieo có số chấm không vượt quá \(4\)". Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề dưới đây:

\(A=\{1;2;3;4\}\)
\(A=\{5;6\}\)
\(A=\{1;2;3\}\)
\(A=\{4;5;6\}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự