Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

S

Cho hình lăng trụ $ABC.DEF$ có cạnh $AD$ hợp với đáy một góc $60^\circ$ và hình chiếu vuông góc của $D$ trên mặt phẳng $\left(ABC\right)$ trùng với trung điểm $M$ của cạnh $BC$. Biết rằng tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$ và $AB=a\sqrt{2}$, tính chiều cao của hình lăng trụ.

$\dfrac{a\sqrt{2}}{2}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
$a\sqrt{3}$
$2a\sqrt{2}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình lăng trụ tam giác $ABC.A'B'C'$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $2a$, hình chiếu của $A'$ trên mặt phẳng $(ABC)$ là trung điểm cạnh $BC$. Biết góc giữa hai mặt phẳng $(ABA')$ và $(ABC)$ bằng $45^\circ$. Thể tích khối lăng trụ $ABC.A'B'C'$ bằng

$\dfrac{3}{2}a^3$
$\dfrac{1}{2}a^3$
$2\sqrt{3}a^3$
$\dfrac{2\sqrt{3}}{3}a^3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Hình lăng trụ $ABC.A'B'C'$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $AB=a$, $AC=2a$. Hình chiếu vuông góc của $A'$ lên mặt phẳng $(ABC)$ là điểm $I$ thuộc cạnh $BC$. Khoảng cách từ $A$ tới mặt phẳng $(A'BC)$ bằng

$\dfrac{2}{5}a$
$\dfrac{\sqrt{3}}{2}a$
$\dfrac{2a\sqrt{5}}{5}$
$\dfrac{a\sqrt{5}}{5}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho lăng trụ $ABC.A'B'C'$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh bằng $2a$. Hình chiếu vuông góc của $A'$ lên mặt phẳng $(ABC)$ trùng với trung điểm $H$ của cạnh $BC$ và $A'H=a\sqrt{3}$. Tính theo $a$ thể tích $V$ của khối lăng trụ $ABC.A'B'C'$.

$V=3a^3$
$V=a^3$
$V=\dfrac{3a^3}{4}$
$V=\dfrac{3a^3}{2}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình lăng trụ $ABC.DEF$ có $BCD$ là tam giác đều cạnh $a\sqrt{3}$ và mặt phẳng $\left(BCD\right)$ hợp với đáy một góc $60^\circ$. Biết tam giác $ABC$ cân tại $A$, tính chiều cao của hình lăng trụ.

$\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
$\dfrac{3a\sqrt{3}}{2}$
$\dfrac{3a\sqrt{3}}{4}$
$\dfrac{3a}{4}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Đường thẳng nào sau đây không phải đường cao của lăng trụ đều $ABC.A'B'C'$?

$AA'$
$BB'$
$AB'$
$CC'$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình lăng trụ $ABC.A'B'C'$ cạnh bên bằng $a\sqrt{3}$ và góc tạo bởi đường thẳng $AA'$ với mặt đáy $(ABC)$ bằng $60^\circ$. Chiều cao của $ABC.A'B'C'$ bằng

$a\sqrt{3}$
$\dfrac{3a}{2}$
$\dfrac{a\sqrt{3}}{2}$
$2a$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh bằng \(a\). Gọi \(M\) là trung điểm của \(CC'\) (tham khảo hình vẽ).

Khoảng cách từ \(M\) đến mặt phẳng \(\left(A'BC\right)\) bằng

\(\dfrac{\sqrt{21}a}{14}\)
\(\dfrac{\sqrt{2}a}{2}\)
\(\dfrac{\sqrt{21}a}{7}\)
\(\dfrac{\sqrt{2}a}{4}\)
2 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác đều cạnh $a$. Hình chiếu của điểm $S$ trên mặt phẳng $(ABC)$ là điểm $H$ trên cạnh $AC$ thỏa mãn $AH=\dfrac{2}{3}AC$. Đường thẳng $SC$ tạo với mặt phẳng $(ABC)$ một góc bằng $60^\circ$. Thể tích của khối chóp $S.ABC$ bằng

$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{12}$
$\dfrac{a^3}{12}$
$\dfrac{a^3}{9}$
$\dfrac{a^3\sqrt{2}}{9}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$. Hình chiếu vuông góc của $S$ trên đáy là điểm $H$ trên cạnh $AC$ sao cho $AH=\dfrac{2}{3}AC$; mặt phẳng $(SBC)$ tạo với đáy một góc $60^{\circ}$. Thể tích khối chóp $S.ABC$ là

$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{12}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{48}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{36}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{24}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $A(1;2;-3)$. Hình chiếu vuông góc của $A$ lên mặt phẳng $(Oxy)$ có tọa độ là

$(0;2;-3)$
$(1;0;-3)$
$(1;2;0)$
$(1;0;0)$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Trong không gian $Oxyz$, cho $(S)\colon x^2+y^2+z^2-4x-2y+10z-14=0$. Mặt phẳng $(P)\colon-x+4z+5=0$ cắt mặt cầu $(S)$ theo một đường tròn $(\mathscr{C})$. Tọa độ tâm $H$ của $(\mathscr{C})$ là

$H(1;1;-1)$
$H(-3;1;-2)$
$H(9;1;1)$
$H(-7;1;-3)$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $M(-2;1;8)$. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $M$ trên mặt phẳng $(Oxy)$. Tọa độ của điểm $H$ là

$H(-2;0;8)$
$H(-2;1;0)$
$H(0;0;8)$
$H(0;1;8)$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
A

Trong không gian $Oxyz$, cho điểm $A(3;5;2)$. Phương trình nào dưới đây là phương trình của mặt phẳng đi qua các điểm là hình chiếu của điểm $A$ trên các mặt phẳng tọa độ?

$10x+6y+15z-90=0$
$10x+6y+15z-60=0$
$3x+5y+2z-60=0$
$\dfrac{x}{3}+\dfrac{y}{5}+\dfrac{z}{2}=1$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABC$ có góc tạo bởi các mặt bên và mặt đáy bằng nhau. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $S$ trên mặt đáy. Phát biểu nào sau đây đúng nhất?

$S.ABC$ là hình chóp đều
$H$ là trực tâm của $\triangle ABC$
$H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\triangle ABC$
$H$ là tâm đường tròn nội tiếp $\triangle ABC$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có góc tạo bởi các cạnh bên và mặt đáy bằng nhau. Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của $S$ trên mặt đáy. Phát biểu nào sau đây đúng nhất?

$S.ABC$ là hình chóp đều
$H$ là trực tâm của $\triangle ABC$
$H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\triangle ABC$
$H$ là tâm đường tròn nội tiếp $\triangle ABC$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có $SA=SB=SC$ và $H$ là hình chiếu vuông góc của $S$ trên mặt phẳng $\left(ABC\right)$. Phát biểu nào sau đây không đúng?

$H$ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ABC$
$S.ABC$ là hình chóp đều
$\widehat{SAH}=\widehat{SBH}=\widehat{SCH}$
$HA=HB=HC$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Trong không gian \(Oxyz\), gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của điểm \(A(2;-1;-1)\) trên mặt phẳng \((\alpha)\colon16x-12y-15z-4=0\). Tính độ dài đoạn thẳng \(AH\).

\(AH=55\)
\(AH=\dfrac{11}{5}\)
\(AH=\dfrac{11}{25}\)
\(AH=\dfrac{22}{5}\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian \(Oxyz\), hình chiếu vuông góc của điểm \(A(3;-1;1)\) trên mặt phẳng \((Oyz)\) là điểm

\(P(3;0;0)\)
\(N(0;-1;1)\)
\(Q(0;-1;0)\)
\(M(0;0;1)\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Trong không gian \(Oxyz\), hình chiếu vuông góc của điểm \(A(1;2;3)\) trên mặt phẳng \((Oxy)\) là điểm

\(P(1;0;0)\)
\(N(1;2;0)\)
\(Q(0;2;0)\)
\(M(0;0;3)\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự