Ngân hàng bài tập

Bài tập tương tự

Cho tứ diện $SABC$ có hai điểm $M$, $N$ lần lượt thuộc hai cạnh $SA$, $SB$ và $O$ là điểm nằm trong tam giác $ABC$. Hãy tìm

  1. Giao điểm của đường thẳng $AB$ và $(SOC)$.
  2. Giao điểm của đường thẳng $MN$ và $(SOC)$.
  3. Giao điểm của đường thẳng $SO$ và $(CMN)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho tứ diện $SABC$ có $M$ là điểm nằm trên tia đối của tia $SA$, $O$ là điểm thuộc miền trong của tam giác $ABC$. Hãy tìm

  1. Giao điểm của đường thẳng $BC$ và $(SOA)$.
  2. Giao điểm của đường thẳng $MO$ và $(SBC)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp $S.ABCD$ với $ABCD$ là hình bình hành. Gọi $M$ là điểm lấy trên cạnh $SB$, $N$ là điểm thuộc miền trong của tam giác $SCD$. Hãy tìm giao điểm của

  1. Đường thẳng $MN$ và $(ABCD)$.
  2. Đường thẳng $SC$ và $(MAN)$.
  3. Đường thẳng $SD$ và $(MAN)$.
  4. Đường thẳng $SA$ và $(CMN)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp $S.ABC$. Trên cạnh $SA$ lấy $M$ sao cho $SA=3SM$, trên cạnh $SC$ lấy điểm $N$ sao cho $SC=2SN$. Điểm $P$ thuộc cạnh $AB$. Hãy tìm

  1. Giao điểm của đường thẳng $MN$ và $(ABC)$.
  2. Giao điểm của đường thẳng $BC$ và $(MNP)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(M,\,K\) lần lượt là trung điểm của \(BC\) và \(AC\), \(N\) là điểm trên cạnh \(BD\) sao cho \(BN=2ND\). Giao điểm của \(MN\) và \((ACD)\) là

Giao điểm của \(MN\) với \(AD\)
Giao điểm của \(MN\) với \(KD\)
Giao điểm của \(MN\) với \(CD\)
Không có
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp $S.ABCD$ với đáy là hình bình hành tâm $O$. Gọi $G$ là trọng tâm của tam giác $SAB$. Hãy tìm

  1. Giao tuyến của $(SGC)$ và $(ABCD)$.
  2. Giao điểm của đường thẳng $AD$ và $(SGC)$.
  3. Giao điểm của đường thẳng $SO$ và $(GCD)$.
  4. Giao điểm của đường thẳng $SD$ và $(BCG)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho tứ diện $ABCD$. Gọi $M$ là điểm nằm trong tam giác $ABC$, $N$ là điểm nằm trong tam giác $ACD$. Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng sau đây:

  1. $(CDM)$ và $(ABD)$.
  2. $(BCN)$ và $(ABD)$.
  3. $(CMN)$ và $(BCD)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho tứ diện $ABCD$ có $M$ nằm trên cạnh $AB$, $N$ nằm trên cạnh $AD$ thỏa $MB=2MA$, $AN=2ND$. Gọi $P$ là điểm thuộc miền trong của tam giác $BCD$. Tìm giao tuyến giữa

  1. $(CMN)$ và $(BCD)$.
  2. $(MNP)$ và $(CAD)$.
  3. $(MNP)$ và $(ABC)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự

Cho hình chóp $S.ABC$. Trên cạnh $SA$, $SC$ lấy $M$, $N$ sao cho $MN$ không song song $AC$. Gọi $O$ là điểm nằm miền trong của tam giác $ABC$. Tìm giao tuyến của

  1. $(MNO)$ và $(ABC)$.
  2. $(MNO)$ và $(SAB)$.
  3. $(SMO)$ và $(SBC)$.
  4. $(ONC)$ và $(SAB)$.
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
B

Cho tứ diện \(ABCD\). Gọi \(M,\,N\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(AD\) và \(BC\); \(G\) là trọng tâm tam giác \(BCD\).

Khi ấy giao điểm của đường thẳng \(MG\) và mặt phẳng \((ABC)\) là

Điểm \(C\)
Điểm \(N\)
Giao điểm của đường thẳng \(MG\) và đường thẳng \(BC\)
Giao điểm của đường thẳng \(MG\) và đường thẳng \(AN\)
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Trong không gian $Oxyz$, xét mặt phẳng $(P)$ đi qua điểm $A(2;1;3)$ đồng thời cắt các tia $Ox$, $Oy$, $Oz$ lần lượt tại $M,\,N,\,P$ sao cho tứ diện $OMNP$ có thể tích nhỏ nhất. Giao điểm của đường thẳng $d\colon\begin{cases} x=2+t\\ y=1-t\\ z=4+t \end{cases}$ với $(P)$ có tọa độ là

$(4;-1;6)$
$(4;6;1)$
$(-4;6;-1)$
$(4;1;6)$
1 lời giải Sàng Khôn
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $\widehat{ABC}=30^\circ$. Tam giác $SBC$ là tam giác đều cạnh $a$ và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Thể tích khối chóp $S.ABC$ là

$\dfrac{3a^3}{16}$
$\dfrac{a^3}{16}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{16}$
$\dfrac{3\sqrt{3}a^3}{16}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình bình hành và có thể tích bằng $1$. Trên cạnh $SC$ lấy điểm $E$ sao cho $SE=2EC$. Tính thể tích $V$ của khối tứ diện $SEBD$.

$V=\dfrac{1}{12}$
$V=\dfrac{1}{3}$
$V=\dfrac{1}{6}$
$V=\dfrac{2}{3}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
C

Cho khối tứ diện $ABCD$. Hai điểm $M,\,N$ lần lượt là trung điểm của $BC$ và $BD$. Mặt phẳng $(AMN)$ chia khối tứ diện $ABCD$ thành

Một khối tứ diện và một khối chóp tứ giác
Hai khối chóp tứ giác
Hai khối tứ diện
Hai khối tứ diện và một khối chóp tứ giác
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy là tam giác đều cạnh $a$. Hình chiếu của điểm $S$ trên mặt phẳng $(ABC)$ là điểm $H$ trên cạnh $AC$ thỏa mãn $AH=\dfrac{2}{3}AC$. Đường thẳng $SC$ tạo với mặt phẳng $(ABC)$ một góc bằng $60^\circ$. Thể tích của khối chóp $S.ABC$ bằng

$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{12}$
$\dfrac{a^3}{12}$
$\dfrac{a^3}{9}$
$\dfrac{a^3\sqrt{2}}{9}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
S

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông tại $A$, $AB=a$, $AC=2a$, $SA$ vuông góc với mặt phẳng đáy và $SB$ tạo với mặt đáy một góc $60^\circ$. Gọi $M,\,N$ lần lượt là trung điểm của $SB$ và $BC$. Thể tích khối chóp $A.SCNM$ bằng

$\dfrac{\sqrt{3}}{4}a^3$
$\dfrac{\sqrt{3}}{2}a^3$
$\dfrac{3\sqrt{3}}{4}a^3$
$\dfrac{3\sqrt{3}}{2}a^3$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Nếu khối lăng trụ $ABC.A'B'C'$ có thể tích $V$ thì khối chóp $A'.ABC$ có thể tích bằng

$\dfrac{V}{3}$
$V$
$\dfrac{2V}{3}$
$3V$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
SS

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$. Hình chiếu vuông góc của $S$ trên đáy là điểm $H$ trên cạnh $AC$ sao cho $AH=\dfrac{2}{3}AC$; mặt phẳng $(SBC)$ tạo với đáy một góc $60^{\circ}$. Thể tích khối chóp $S.ABC$ là

$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{12}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{48}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{36}$
$\dfrac{a^3\sqrt{3}}{24}$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh bên $SA=a$ và vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SC$ và mặt phẳng $(ABC)$ có số đo

$45^\circ$
$90^\circ$
$30^\circ$
$60^\circ$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự
A

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác đều cạnh $a$, cạnh bên $SA=a\sqrt{3}$ và vuông góc với mặt đáy. Góc giữa đường thẳng $SB$ và mặt phẳng $(ABC)$ có số đo

$60^\circ$
$90^\circ$
$30^\circ$
$45^\circ$
1 lời giải Huỳnh Phú Sĩ
Lời giải Tương tự