Một chất điểm chuyển động có phương trình $s=t^3-2t$ ($t$ tính bằng giây, $s$ tính bằng mét). Tính vận tốc của chất điểm tại thời điểm $t_0=4$ (giây)?
$64$m/s | |
$46$m/s | |
$56$m/s | |
$22$m/s |
Một chất điểm chuyển động có phương trình $s=t^3+3t$ ($t$ tính bằng giây, $s$ tính bằng mét). Tính vận tốc của chất điểm tại thời điểm $t_0=2$ (giây).
$12$m/s | |
$15$m/s | |
$14$m/s | |
$7$m/s |
Một chất điểm chuyển động theo quy luật $s\left(t\right)=t^2-\dfrac{1}{6}t^3$ (m). Tìm thời điểm $t$ (giây) mà tại đó vận tốc $v$(m/s) của chuyển động đạt giá trị lớn nhất.
$t=2$ | |
$t=0.5$ | |
$t=2.5$ | |
$t=1$ |
Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình $S=-t^3+3t^2+9t$, trong đó $t$ tính bằng giây và $S$ tính bằng mét. Tính vận tốc của chuyển động tại thời điểm gia tốc triệt tiêu.
$12\,\text{m/s}$ | |
$0\,\text{m/s}$ | |
$11\,\text{m/s}$ | |
$6\,\text{m/s}$ |
Một chất điểm chuyển động trong $20$ giây đầu tiên có phương trình $s\left(t\right)=\dfrac{1}{12}t^4-t^3+6t^2+10t$, trong đó $t>0$ với $t$ tính bằng giây $\left(s\right)$ và $s\left(t\right)$ tính bằng mét. Hỏi tại thời điểm gia tốc của vật đạt giá trị nhỏ nhất thì vận tốc của vật bằng bao nhiêu?
$17$(m/s) | |
$18$(m/s) | |
$28$(m/s) | |
$13$(m/s) |
Một vật chuyển động theo quy luật $s\left(t\right)=-\dfrac{1}{2}t^3+12t^2$, $t$ (giây) là khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu chuyển động, $s$ (mét) là quãng đường vật chuyển động trong $t$ giây. Tính vận tốc tức thời của vật tại thời điểm $t=10$ (giây).
$80$(m/s) | |
$70$(m/s) | |
$90$(m/s) | |
$100$(m/s) |
Một chất điểm chuyển động theo quy luật $S=-\dfrac{1}{3}t^3+4t^2+\dfrac{2}{3}$ với $t$(giây) là khoảng thời gian tính từ lúc vật bắt đầu chuyển động và $S$(mét) là quãng đường vật chuyển động trong thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời gian $8$ giây, kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vận tốc lớn nhất của chất điểm là bao nhiêu?
$86$(m/s) | |
$16$(m/s) | |
$\dfrac{2}{3}$(m/s) | |
$43$(m/s) |
Một chuyển động xác định bởi phương trình $S\left(t\right)=t^3-3t^2-9t+2$. Trong đó $t$ được tính bằng giây, $S$ được tính bằng mét. Khẳng định nào sau đây đúng?
Vận tốc của chuyển động bằng $0$ khi $t=0$s hoặc $t=2$s | |
Gia tốc của chuyển động tại thời điểm $t=3$s là $12\text{m/s}^2$ | |
Gia tốc của chuyển động bằng $0\text{m/s}^2$ khi $t=0$s | |
Vận tốc của chuyển động tại thời điểm $t=2$s là $v=18$m/s |
Một chất điểm chuyển động theo quy luật $S\left(t\right)=1+3t^2-t^3$. Vận tốc của chuyển động đạt giá trị lớn nhất khi $t$ bằng
$t=2$ | |
$t=1$ | |
$t=3$ | |
$t=4$ |
Một vật rơi tự do với phương trình chuyển động là $S=\dfrac{1}{2}gt^2$, trong đó $t$ tính bằng giây (s), $S$ tính bằng mét (m) và $g=9,8\text{m/s}^2$. Vận tốc của vật tại thời điểm $t=4$s là
$v=9,8\text{m/s}$ | |
$v=78,4\text{m/s}$ | |
$v=39,2\text{m/s}$ | |
$v=19,6\text{m/s}$ |
Một chất điểm chuyển động có phương trình \(s(t)=t^3-3t^2+9t+2\) (m), trong đó \(t>0\) được tính bằng giây. Hỏi tại thời điểm nào thì vận tốc của vật đạt giá trị nhỏ nhất?
\(t=1\)s | |
\(t=2\)s | |
\(t=3\)s | |
\(t=6\)s |
Một chất điểm chuyển động theo phương trình \(s(t)=t^2\) (m), trong đó \(t>0\) được tính bằng giây. Tính vận tốc của chất điểm tại thời điểm \(t=2\) giây.
\(2\)m/s | |
\(3\)m/s | |
\(4\)m/s | |
\(5\)m/s |
Điện lượng truyền trong dây dẫn có phương trình $Q=t^2$. Tính cường độ dòng điện tức thời tại thời điểm $t_0=5$ (giây).
$3$(A) | |
$25$(A) | |
$10$(A) | |
$2$(A) |
Một vật dao động điều hòa có phương trình quảng đường phụ thuộc thời gian $s=A\sin\left(\omega t+\varphi\right)$. Trong đó $A$, $\omega$, $\varphi$ là hằng số, $t$ là thời gian. Khi đó biểu thức vận tốc của vật là
$v=A\cos\left(\omega t+\varphi\right)$ | |
$v=-A\omega\cos\left(\omega t+\varphi\right)$ | |
$v=A\omega\cos\left(\omega t+\varphi\right)$ | |
$v=-A\cos\left(\omega t+\varphi\right)$ |
Một chuyển động thẳng xác định bởi phương trình $s=t^3-3t^2+5t+2$, trong đó $t$ tính bằng giây và $s$ tính bằng mét. Gia tốc của chuyển động khi $t=3$ là
$24\text{m/s}^2$ | |
$17\text{m/s}^2$ | |
$14\text{m/s}^2$ | |
$12\text{m/s}^2$ |
Một vật chuyển động theo quy luật $s=-\dfrac{1}{2}t^3+6t^2$ với $t$ (giây) là khoảng thời gian từ khi vật bắt đầu chuyển động và $s$ (mét) là quãng đường vật di chuyển trong thời gian đó. Hỏi trong khoảng thời gian $6$ giây, kể từ lúc bắt đầu chuyển động, vận tốc lớn nhất vật đạt được bằng bao nhiêu?
$24$(m/s) | |
$108$(m/s) | |
$64$(m/s) | |
$18$(m/s) |
Vận tốc của một chất điểm chuyển động được biểu thị bởi công thức \(v(t)=8t+3t^2\) (m/s), trong đó \(t>0\) là thời gian được tính bằng giây. Tìm gia tốc của chất điểm tại thời điểm mà vận tốc đạt \(11\) (m/s).
\(6\text{ m/s}^2\) | |
\(11\text{ m/s}^2\) | |
\(14\text{ m/s}^2\) | |
\(20\text{ m/s}^2\) |
Một chất điểm chuyển động thẳng được xác định bởi phương trình \(s=t^3-3t^2+5t+2\), trong đó \(t\) tính bằng giây và \(s\) tính bằng mét. Gia tốc của chuyển động khi \(t=3\) là
\(12\text{ m/s}^2\) | |
\(17\text{ m/s}^2\) | |
\(24\text{ m/s}^2\) | |
\(14\text{ m/s}^2\) |
Một xe lửa chuyển động chậm dần đều và dừng lại hẳn sau $20\mathrm{s}$ kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó xe chạy được $120\mathrm{m}$. Cho biết công thức tính vận tốc của chuyển động biến đổi đều là $v=v_0+at$; trong đó $a\,\left(\mathrm{m}/\mathrm{s}^2\right)$ là gia tốc, $v\,(\mathrm{m}/\mathrm{s})$ là vận tốc tại thời điểm $t~(s)$. Hãy tính vận tốc $v_{0}$ của xe lửa lúc bắt đầu hãm phanh.
$30\mathrm{~m}/\mathrm{s}$ | |
$45\mathrm{~m}/\mathrm{s}$ | |
$6\mathrm{~m}/\mathrm{s}$ | |
$12\mathrm{~m}/\mathrm{s}$ |
Một ô tô đang chạy với vận tốc $15$ (m/s) thì tăng tốc chuyển động nhanh dần với gia tốc $a=3t-8$ (m/s$^2$), trong đó $t$ là khoảng thời gian tính bằng giây kể từ lúc tăng vận tốc. Hỏi sau $10$ giây tăng tốc, ô tô đi được bao nhiêu mét?
$150$ | |
$180$ | |
$246$ | |
$250$ |